Theo PGS-TSKH. Nguyễn Văn Minh – Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, nền kinh tế từ nay đến cuối năm 2023 vẫn gặp nhiều khó khăn, có thể xem là phép thử về năng lực của doanh nghiệp (DN). Muốn trụ vững, tăng trưởng và bứt phá, DN cần dựa vào nội lực là chính, định hướng chiến lược đúng, nâng cao năng lực quản trị bằng công nghệ số…
PGS-TSKH. Nguyễn Văn Minh – Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương |
* Ông có thể nói rõ hơn về bối cảnh nền kinh tế từ nay đến cuối năm 2023?
– Những phân tích, dự báo của các định chế tài chính lớn và Liên Hiệp Quốc đều cho thấy, nền kinh tế năm 2023 gặp khó khăn hơn năm 2022. Lý do, khủng hoảng tiềm ẩn trên thế giới càng lúc càng bộc lộ hệ quả, nhất là đối với các thị trường năng lượng, tài chính, dịch vụ… Khủng hoảng đều diễn ra tại các tâm điểm kinh tế, tức các nước phát triển và bao gồm cả Trung Quốc – một thị trường vừa tiêu thụ vừa cung cấp hàng hóa lớn nhất thế giới.
Ở trong nước thì nội tại nền kinh tế còn có những hạn chế, yếu kém. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tiền tệ, tỷ suất huy động tăng cao, lãi suất qua đêm có thời điểm đã vượt trên 13%. Điều ấy cho thấy dòng tiền có những điểm nghẽn. Thị trường bất động sản, chứng khoán còn nhiều bất cập. Sức mua của người dân chậm cải thiện, phát sinh tâm lý dè dặt. Quá trình phục hồi kinh tế khi đại dịch Covid-19 đã được đẩy lui chưa đạt kỳ vọng…
* Như vậy, theo ông, từ nay đến hết năm, tình trạng của DN Việt Nam sẽ như thế nào?
– Theo tôi, năm 2023 sẽ là một phép thử dẫn đến DN phân hóa thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là một số DN tạo được sự bứt phá ngoạn mục, bởi có nội lực tốt, bắt kịp xu thế phát triển, có khả năng quản trị tốt. Nhóm này không nhiều. Nhóm thứ hai là các DN duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 10-15%, tương tự năm 2022, chủ yếu củng cố những mảng kinh doanh cốt lõi, chờ cơ hội để bứt phá. Nhóm thứ ba là các DN gặp khó khăn cần phải tái cấu trúc hoặc ngừng hoạt động, giải thể. Dự kiến cuối quý I/2023, nhóm DN này sẽ lộ rõ hơn qua các con số thống kê. Bài viết này đề cập đến sản phẩm yêu thích của bạn với mức giá cực thấp. Chọn giao hàng trong ngày, https://www.fakewatch.is/product-category/richard-mille/rm-67-01/ giao hàng tận nơi hoặc nhận hàng theo đơn đặt hàng.
* Trong khó khăn vẫn có cơ hội, vậy những cơ hội nào DN có thể nắm bắt, tận dụng được từ nay đến cuối năm, thưa ông?
– Kinh doanh luôn phải dựa trên cơ hội, lợi thế. Khó khăn lớn thì cơ hội cũng lớn, DN cần phải biết chắt chiu, tận dụng. Theo tôi, DN có những mảng kinh doanh có thế mạnh, vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt.
Trong xuất khẩu, tuy một số ngành hàng gặp khó khăn, song nông sản, chế tạo máy… vẫn có nhiều điều kiện phát triển. Du lịch năm 2023 cũng sẽ là một điểm sáng. Công nghệ số, công nghệ cao sau khi phát triển bùng nổ bởi cú hích của đại dịch Covid-19, đang tái định hình. Mảng này Việt Nam chúng ta cũng có khá nhiều lợi thế, DN hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội để phát triển.
* Tận dụng cơ hội thành công là chuyện không dễ. Ông có khuyến nghị gì giúp DN về vấn đề này?
– Khó có lời khuyên nào áp dụng được cho tất cả. Theo tôi, trong bối cảnh khó khăn, DN cần dựa vào nội lực là chính. Trước khi bàn về đầu tư, tăng trưởng, bứt phá thì nên tìm cách tập trung củng cố cho vững chắc các mảng kinh doanh có lợi thế. Khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi DN phải kiên định, mạnh dạn, định hướng chiến lược đúng, phải trụ vững được mới có thể nói đến chuyện bứt phá, muốn bứt phá cũng phải làm theo cách có trọng tâm, trọng điểm. Phải tăng cường khả năng phát hiện nguy cơ, rủi ro, kiểm soát tốt rủi ro để vượt qua khủng hoảng. Để tăng hiệu quả điều hành, cần phải tăng cường năng lực quản trị dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
* Cảm ơn ông!
Theo: Nội lực quyết định sự bứt phá của doanh nghiệp (doanhnhansaigon.vn)